Đau cổ vai gáy rất khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Cùng OdiFood tìm hiểu các thực phẩm giúp giảm đau cổ vai gáy nhé!
1. Đau cổ vai gáy là gì?
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu.
Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu khác thì một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh, giảm đau hiệu quả.
Đau cổ vai gáy thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa và người trong độ tuổi lao động do chấn thương, làm việc sai tư thế và lao động gắng sức.
Ngoài ra đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh xương khớp nguy hiểm, điển hình như hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm cổ, viêm cột sống, thoái hóa cột sống cổ…
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhức, tê bì, viêm, sưng và tăng khả năng chữa lành các tổn thương.
1. Các thực phẩm giúp giảm đau cổ vai gáy
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và luyện tập thể dục, người bị đau vai gáy cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.
1. Thực phẩm giàu canxi
Thực phẩm giàu canxi là nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho những người bị đau cổ vai gáy kèm theo tê bì khó chịu.
Canxi tham gia vào quá trình phát triển, phục hồi và tái tạo xương, giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và các khớp xương hư tổn, giúp phòng ngừa và giảm đau hiệu quả.
Đồng thời còn giúp duy trì mật độ xương, tăng sự chắc khỏe và sự dẻo dai cho hệ thống xương khớp. Đồng thời phòng ngừa bệnh loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, rau lá xanh, cá mòi, cá hồi, các loại hạt, phô mai, các loại đậu, hạt hạnh nhân, rau dền, hải sản có vỏ như tôm, cua…rất tốt cho những người bị đau cổ vai gáy kèm theo tê bì khó chịu.
2. Thực phẩm chứa axit béo omega -3
Tình trạng viêm xảy ra trên vị trí vết thương và có thể làm chậm quá trình chữa lành. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3 trong chế độ ăn hàng ngày là đặc biệt cần thiết để giảm tình trạng này.
Các nguồn giàu axit béo omega-3 là hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh và các loại hải sản như cá ngừ, cá hồi, cua, tôm, tảo… Axit béo này có tác dụng ngăn chặn phản ứng gây viêm khớp và làm giảm các triệu chứng viêm đau khớp và căng đau vai gáy.
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp loại bỏ chất cặn bã, cải thiện tiêu hóa và tăng khả năng chuyển hóa các chất. Ngoài ra còn có tác dụng duy trì sức khỏe xương khớp, hỗ trợ giảm đau và đẩy lùi tình trạng viêm sưng ở những bệnh nhân bị đau vai gáy.
Do đó, bệnh nhân bị đau cổ vai gáy thường được khuyên ăn nhiều rau xanh và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày như các loại rau lá xanh, cà rốt, bông cải xanh, quả mọng, chuối, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
4. Trái cây và rau xanh giàu vitamin C
Vitamin C được coi là một chất dinh dưỡng chính trong việc sản xuất collagen, giúp duy trì sự toàn vẹn của cơ, gân, xương và da. Vì vậy, nếu cơ thể được cung cấp đủ vitamin C thì sẽ xây dựng lại các mô bị tổn thương nhanh hơn sau chấn thương. Ngoài ra, vitamin C bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có thể gây hại cho cơ thể.
Để tiêu thụ chất dinh dưỡng này, có thể bổ sung các loại trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), kiwi, quả mọng (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi…), xoài, đu đủ, cà chua và các loại rau như bông cải xanh, ớt chuông đỏ hoặc vàng…
5. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A cải thiện việc sản xuất tế bào bạch cầu trong máu, giúp chống lại virus và nhiễm trùng, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các nguồn cung cấp vitamin A dồi dào là cà rốt, rau bina, bông cải xanh, khoai lang, hạt hướng dương…
6. Thực phẩm giàu protein để lấy lại sức lực
Protein là thành phần cốt lõi để cấu tạo nên nhiều mô. Sau chấn thương, phần cơ thể bị chấn thương bị bất động rõ ràng dẫn đến giảm sức mạnh và khối lượng của cơ. Vì vậy, nếu bạn có đủ protein trong chế độ ăn uống của mình, thì bạn có thể giảm tác động đến một mức độ nào đó. Nó có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy xây dựng lại các cơ bị mất.
Vì vậy, hãy bổ sung đều protein trong tất cả các bữa ăn. Các nguồn protein tuyệt vời là cá, thịt gia cầm, thịt, đậu phụ, đậu nành, đậu Hà Lan, quả hạch, hạt, đậu…
6. Thực phẩm giàu kẽm để phục hồi và phát triển mô
Kẽm được coi là một thành phần quan trọng đối với việc sản xuất các enzym và protein, do đó có thể giúp chữa lành, sửa chữa và phát triển các mô. Vì vậy, cung cấp đủ kẽm trong chế độ ăn uống có thể giúp vết thương mau lành hơn.
Thực phẩm tuyệt vời để hấp thụ kẽm là đậu, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt và hải sản có vỏ như hàu, cua…
7. Vitamin K1 và K2 tăng cường sức mạnh của xương
Những chất dinh dưỡng này đưa canxi đến xương và góp phần cải thiện sức mạnh của xương. Các nguồn tốt nhất trong số này là mận khô, lòng đỏ trứng, cải Brussels, các sản phẩm từ sữa bò, rau lá, dưa cải bắp…
8. Creatine thêm năng lượng và khối lượng cơ bắp
Creatine là một loại hoạt chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người. Bổ sung creatine với số lượng nhỏ hàng ngày có thể giúp tạo ra nhiều năng lượng hơn trong khi tập thể dục nặng. Ngoài ra, nó có thể giúp lấy lại khối lượng cơ và sức mạnh đã mất trong thời gian ngắn.
Chất dinh dưỡng này có trong thịt, cá và gia cầm một cách tự nhiên.
9. Magiê giúp xương chắc khỏe hơn
Cơ thể thiếu magiê chính là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và đau vai gáy. Phần lớn hàm lượng magiê trong cơ thể tập trung ở xương. Khoáng chất này kết hợp với phospho và canxi tham gia vào quá trình tạo xương, cải thiện độ bền và chức năng xương khớp.
Lượng magiê còn lại phân bố ở máu, tổ chức mô mềm và cơ bắp, có tác dụng đảm bảo sự co cơ và tính ổn định trong dẫn truyền thần kinh. Điều này giúp duy trì sức khỏe, phòng ngừa căng cơ dẫn đến đau nhức. Chính vì những điều trên, việc bổ sung đủ magiê cho cơ thể có thể giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau cổ vai gáy hiệu quả.
Khi bị đau cổ vai gáy, có thể bổ sung các loại thực phẩm như hạt điều, đậu phộng, gạo lứt, đậu tây, đậu lăng, sữa, vỏ khoai tây, hạnh nhân… vì những thực phẩm này rất giàu magiê.
Ngoài ra, boron (một khoáng chất vi lượng tự nhiên) có thể hữu ích để giữ lại magiê và canxi trong cơ thể để tăng cường sức khỏe của xương. Nó cũng khuếch đại tác dụng tích cực của vitamin D trong cơ thể và do đó nên được thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Các nguồn cung cấp boron là mận khô, táo, đậu khô, sữa, cà phê…
2. Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người đau cổ vai gáy
Người bị đau vai gáy cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để có kết quả điều trị tốt.
- Trước tiên, bạn cần đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung thực phẩm chứa khoáng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, omega-3, các vitamin C, D, E, vitamin nhóm B…
- Trong chế độ ăn uống nên ưu tiên thực phẩm như: rau xanh, trái cây tươi, cá béo, quả hạch, hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, một số gia vị thảo mộc, các loại chất béo lành mạnh…
- Hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để giúp làm giảm tình trạng viêm một cách tự nhiên, thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh của cơ thể.
Trên đây là những thực phẩm giúp giảm đau cổ vai gáy và lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người đau cổ vai gáy mà bạn nên biết!
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn
-
Hạt Óc Chó OdiFood – 1kg (2 túi 500g)270.000 ₫
-
Hạt Óc Chó OdiFood – Túi 500g135.000 ₫