Bạn nghĩ gì khi loài ong bị diệt chủng? Thế giới sẽ ra sao nếu không còn loài ong?
Nhà vật lý đại tài Albert Einstein đã từng nói rằng, con người sẽ chết 4 năm sau khi loài ong biến mất.
Mặc dù không có dữ liệu khoa học để chứng minh tính chính xác của câu nói này, nhưng sự biến mất của loài ong không hoàn toàn là không có căn cứ.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu những con ong thực sự biến mất và phong trào “cứu ong” trong những năm gần đây đã trở nên rất phổ biến.
Mặc dù những con ong hiện tại không ở bên bờ vực tuyệt chủng song số lượng ong trên Trái Đất đã giảm một cách nhanh chóng. Trong những năm từ 2007-2016, số lượng ong trên toàn thế giới đã giảm 89%.
Einstein đã từng dự đoán rằng sự phát triển của con người sẽ đẩy nhiều sinh vật đứng trước bờ vực diệt của sự vong, trong đó ong chính là loài chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Tại sao chúng ta cần ong?
Loài ong đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu, chúng thụ phấn cho hầu hết các loại thực vật trên thế giới. Không có ong, nông dân không thể sản xuất rau quả.
Ví dụ điển hình, bông là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và loại cây này lại cần ong để thụ phấn.
Hơn thế nữa, cứ ba loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày thì lại có một loại có liên quan mật thiết với loài ong.
Ngoài việc giúp con người sản xuất thức ăn, loài côn trùng thông minh này còn thụ phấn cho 80% thực vật trên thế giới. Không có chúng, thực vật sẽ không phát triển, và có thể bạn chưa biết, một đàn ong có thể thụ phấn 300 triệu bông hoa mỗi ngày.
Tại sao số lượng ong giảm?
Mùa đông năm 2018, loài ong bị đe dọa trên toàn cầu. Khoảng 40% số đàn ong ở Hoa Kỳ đã chết.
Còn ở Anh thì tỷ lệ này là hơn 50%. Không dừng tại đó, nhiều quốc gia cũng ghi nhận các trường hợp ong chết hàng loạt ở khu vực châu Âu, nhất là sau thế chiến II.
Lý do chính là nông nghiệp và đô thị hóa đã làm mất môi trường sống tự nhiên của loài ong, biến đổi khí hậu, sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, đồng thời rệp và virus cũng là những yếu tố quan trọng khiến cho số lượng ong trên toàn thế giới giảm sút.
Vào tháng 2 năm 2019, một nghiên cứu toàn cầu cho thấy số lượng côn trùng trên hành tinh của chúng ta đang giảm nhanh chóng với tốc độ 2,5% mỗi năm. Nếu điều này tiếp diễn, dự kiến sẽ không còn bất kỳ loài côn trùng nào con tồn tại trên Trái Đất cho đến năm 2119.
Điều gì xảy ra nếu những con ong bị tuyệt chủng?
Nếu tất cả những con ong trên hành tinh này biến mất, nó sẽ không trực tiếp gây ra sự tuyệt chủng đối với nhân loại, nhưng dân số toàn cầu sẽ gặp rất nhiều rắc rối cũng như khó khăn trong cuộc sống, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến một loạt nạn đói bởi vì nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn sẽ không thể phát triển khi không được ong thụ phấn.
Một số loại hạt và đậu sẽ biến mất mãi mãi vì chúng không thể phát triển và duy trì mà không có ong, những loại quả như việt quất và anh đào cũng bị ảnh hưởng bởi chúng dựa vào ong để thụ phấn và các thực phẩm khác như bơ, táo, dâu tây, bưởi, dưa, dưa chuột và đậu xanh cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bò sử dụng thực vật thụ phấn làm nguồn thức ăn chính, một khi ong biến mất, bò sẽ mất nguồn thức ăn và con người theo đó cũng sẽ mất đi nguồn sữa và thịt bò. Hơn thế nữa, những loại thuốc mà con người sử dụng có thành phần từ các loài hoa cũng sẽ dần khan hiếm bởi sự vắng mặt của loài ong, đồng thời chim và động vật có vú nhỏ sẽ biến mất khi những con ong bị tuyệt chủng.
Chúng ta nên bảo vệ ong như thế nào?
Hiện tại, các cơ quan bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu liên quan đến cái chết của ong.
Bảo vệ môi trường sống hoang dã của ong và thúc đẩy sự sinh sản của ong tốt hơn cũng nhận được sự quan tâm lớn.
Nhiều công ty khởi nghiệp toàn cầu đã tham gia hành động cứu ong và đang làm một số việc rất thú vị, chẳng hạn như: “Bee Lab” có trụ sở tại California đã phát triển một loại thức ăn cho ong có tên “BioPatties”, rất giàu men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch của ong, công ty “Bee Hero” của Israel đã phát minh ra một cảm biến theo dõi sức khỏe của ong.
Do đó, những con ong nhỏ thực sự quan trọng đối với con người chúng ta, vì vậy chúng ta phải bảo vệ chúng.
Nguồn tham khảo: Tri Thức Trẻ