Ai cũng muốn khỏe mạnh, nhưng ít người nghĩ đến việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của phổi. Cùng OdiFood khám phá ngay 7 cách giúp phổi khỏe mạnh nhé.
1. Ăn uống lành mạnh
Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây và rau quả – chứa các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, và tránh chạm vào mặt càng nhiều càng tốt, để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến viêm phổi.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp cho tim đập nhanh hơn và phổi hoạt động mạnh hơn. Cơ thể cần nhiều ô xy hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Phổi tăng cường hoạt động để cung cấp lượng ô xy đó đồng thời thải thêm CO2.
Trong khi tập thể dục, nhịp thở tăng từ khoảng 15 lần một phút lên khoảng 40 đến 60 lần một phút. Đó là lý do tại sao cần phải thường xuyên tập thể dục nhịp điệu như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi lội.
Loại bài tập này mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất cho phổi. Các cơ giữa các xương sườn giãn ra và co lại, và các túi khí bên trong phổi hoạt động nhanh chóng để trao đổi ô xy lấy CO2.
Càng tập thể dục nhiều, phổi càng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời chống lại sự lão hóa và bệnh tật tốt hơn.
3. Tập thở sâu
Đa số chúng ta chỉ hít thở nông từ vùng ngực, nên chỉ sử dụng một phần nhỏ của phổi.
Hít thở sâu giúp làm sạch phổi và tạo ra sự trao đổi ô xy đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy hít thở sâu, dù chỉ trong vài phút, cũng có lợi cho chức năng của phổi. Thở sâu có thể làm cho phổi hoạt động hiệu quả hơn.
Hãy thử ngồi yên, từ từ hít vào bằng mũi, rồi thở ra bằng miệng dài ít nhất gấp đôi. Ví dụ, hít vào đếm 1-2-3-4. Sau đó, khi thở ra, đếm 1-2-3-4-5-6-7-8.
4. Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm
Một số chất ô nhiễm có trong không khí có thể gây hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể.
Tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm hỏng phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Hãy biến ngôi nhà của bạn thành khu vực cấm khói thuốc. Hút bụi ít nhất một lần một tuần.
Thường xuyên mở cửa sổ để tăng thông gió trong nhà. Tránh các chất làm mát không khí tổng hợp và nến thơm tổng hợp.
5. Bỏ thuốc lá
Vâng, tất nhiên rồi, vì thuốc lá là kẻ thù không đội trời chung của phổi.
Người hút thuốc lá có nguy cơ chết vì bệnh phổi cao hơn từ 12 đến 13 lần so với những người không hút thuốc.
Hút thuốc sẽ hít vào phổi hàng ngàn hóa chất, bao gồm nicotine, khí NO và nhựa thuốc lá. Những chất độc này làm hỏng phổi, làm tăng chất nhầy, khiến phổi khó tự làm sạch, đồng thời gây kích ứng và làm viêm các mô. Dần dần, đường thở bị thu hẹp, khiến khó thở hơn.
Hút thuốc lá cũng khiến phổi lão hóa nhanh hơn. Cuối cùng, các hóa chất có thể thay đổi các tế bào phổi từ bình thường thành ung thư.
Hút thuốc lá gây ra khoảng 90% tổng số ca tử vong do ung thư phổi.
6. Bỏ rượu bia, ăn nhiều rau và trái cây
Uống quá nhiều rượu làm giảm nồng độ oxit nitric, chất đóng vai trò cơ bản trong hệ thống miễn dịch. Nếu cơ thể không có đủ chất này, người uống rượu bia sẽ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn.
Chế độ ăn nhiều rau và trái cây giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Để ngăn ngừa ung thư, nên ăn cà rốt sống, táo và các loại cây họ cải như bắp cải…
7. Không dùng nước hoa tổng hợp, nên dùng sản phẩm gia dụng hữu cơ
Hương thắp, nến thơm… mang lại cảm giác tươi mát và mùi thơm cho ngôi nhà. Tuy nhiên các mùi hương tổng hợp của các chất liệu này lại có chứa các chất độc hại cho phổi, đồng thời có các yếu tố gây dị ứng và kích ứng. Chúng bao gồm các chất gây rối loạn nội tiết và các hợp chất có vai trò trong sự phát triển của ung thư.
Các sản phẩm gia dụng công nghiệp bao gồm các yếu tố gây kích ứng đường hô hấp. Khi đó cần phải thay thế chúng bằng các sản phẩm gia dụng hữu cơ hoặc tự chế, ít gây hại hơn nhiều.